TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂ Y ĐÔ T A Y DO UNIVERSIT Y

KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ffb@tdu.edu.vn

Giới thiệu về ngành Kế toán

Ngành đào tạo: Kế toán

 

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa kế toán đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một ngành nghề quan trọng. Hoạt động kế toán được phát triển cùng với việc hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý, tăng cường hoạt động các tổ chức doanh nghiệp. Với sự phát triển cả về số lượng, quy mô các tổ chức doanh nghiệp nhu cầu phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán theo yêu cầu của nền kinh tế, theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế ngày càng cao. Ngành nghề kế toán ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình.

  1. Học Kế toán ra trường làm gì?

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ các tổ chức, doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Trước nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực của nhóm ngành Kế toán, sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận một số vị trí công việc như:

            - Chuyên viên phụ trách kế toán

            - Chuyên viên kiểm toán

            - Chuyên viên thuế

            - Nhân viên giao dịch ngân hàng

            - Kiểm soát viên

            - Thủ quỹ

            - Chuyên viên tư vấn tài chính

            - Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán

            - Giảng viên ngành Kế toán….

Nếu có kinh nghiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn sẽ lên các cấp quản lý: kế toán trưởng, trưởng nhóm kiểm toán, giám đốc tài chính,...

Ngoài ra với kiến thức kế toán, tài chính được trang bị kèm theo kinh nghiệm sau khi công tác thực tế sẽ giúp cho người học chuyên ngành kế toán tự khởi nghiệp kinh doanh hiệu quả.

  1. Học Kế toán ra trường làm ở đâu?

           Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể dự tuyển vào các đơn vị khác nhau như:

  - Các doanh nghiệp;

  - Các đơn vị hành chính sự nghiệp;

  - Các công ty kiểm toán, công ty tư vấn kế toán, thuế;

  - Các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm;

  -  Một số cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, kế toán, kiểm toán như: Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Chi cục thuế

   - Trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

3. Ngành Kế toán học những gì?

           Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Sinh viên còn được trang bị kiến thức về công tác kế toán công, kế toán trong lĩnh vực ngân hàng, công tác kế toán thuế, khai báo và quyết toán các loại thuế.

Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo học ngành Kế toán, sinh viên được trang bị các môn học như:

Các môn học cơ sở của ngành

Các môn học chuyên ngành

Luật kinh tế

Quản trị học căn bản

Kinh tế vi mô

Kinh tế học vĩ mô

Lý thuyết tài chính – tiền tệ

Nguyên lý kế toán

Nguyên lý thống kê

Giao tiếp kinh doanh

Marketing căn bản

Kinh tế quốc tế

Toán kinh tế

Quản trị tài chính

Kế toán tài chính 1

Kế toán tài chính 2

Hệ thống thông tin tế toán 1

Hệ thống thông tin kế toán 2

Kế toán quốc tế

Nghiệp vụ ngân hàng TM 1

Kiểm toán 1

Kiểm toán 2

Kế toán chi phí

Tài chính doanh nghiệp

Thị trường tài chính

Kế toán doanh nghiệp dịch vụ

Kế toán quản trị

Kế toán công

Thuế và thực hành khai báo thuế

Phân tích tài chính

Kế toán ngân hàng thương mại

Kế toán xây dựng và dự án đầu tư

Phân tích và thẩm định dự án

Tin học ứng dụng ngành Kế toán

Phân tích hoạt động kinh doanh

Lập mô phỏng kế hoạch tài chính DN

 

Theo học ngành Kế toán sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như

            • Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ

            • Kỹ năng làm việc nhóm

            • Kỹ năng hành chính văn phòng

            • Kỹ năng soạn thảo văn bản và phương pháp soạn thảo hợp đồng

            • Kỹ năng viết hồ sơ xin việc và tham dự phỏng vấn hiệu quả

            • Kỹ năng khai báo thuế

            • Kỹ năng thực hành kế toán

4. Thời gian học tập: 3,5 năm

5. Phương pháp đào tạo

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến như:

  1. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp trong giảng dạy.
  2. Tất cả các môn học đều có giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo đầy đủ.
  3. Kết hợp chặt chẽ học lý thuyết với thực tế: thường xuyên tổ chức đi tham quan, khảo sát thực tế, mời các chuyên gia trong và ngoài nước báo cáo kinh nghiệm thực tế cho sinh viên.
  4. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

6. Đối tượng tuyển sinh:

Theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định ban hành. Mọi công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây đều được đăng ký dự tuyển:

  • Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
  • Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định hiện hành của Liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo.
  • Nộp đầy đủ, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, thí sinh được xét tuyển theo quy định riêng của Trường (cụ thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

 

Copyright © 2024

Bản quyền thuộc về Trường Đại học Tây Đô - Được phát triển & thiết kế bởi Ban Quản trị Thông tin & Truyền thông